Xã Hoằng Phong thực hiện kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn xã vào năm 2023

Đăng lúc: 09:59:06 29/07/2022 (GMT+7)

 

ỦY BAN NHÂN DÂN HOẰNG PHONG

Số:      /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc

Hoằng Phong, ngày    tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

Chuyển đổi số trên địa bàn xã Hoằng Phong giai đoạn 2022-2025

Căn cứ Kế hoạch số 85/KH–UBND ngày 16/5/2022 của UBND huyện Hoằng Hóa về chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, UBND Hoằng Phong xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn giai đoạn 2022-2025 với các nội dung như sau:

I.  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.  Mục đích

-   Chuyển đổi số cấp xã nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn thành thị; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) chuyển đổi số trong chính quyền cấp để phục vụ tương tác với người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

-   Thay đổi nhận thức, nâng cao kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp, mở rộng cơ hội tiếp cận với công nghệ số, giúp người dân dễ dàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và các nét văn hóa đặc trưng của địa phương trên môi trường số.

-    Sử dụng các nền tảng công nghệ số nhằm thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.

2.  Yêu cầu

-   Triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số trên cơ sở bám sát Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã và Chương trình hành động số 28-CTr/HU ngày 03/3/2022 của Ban Thường vụ huyện ủy Hoằng Hóa về thực hiện Nghị quyết số 06 NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.

-   Xác định các nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi số thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để áp dụng, triển khai giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên công nghệ số.

-    Có sự tham gia tích cực, toàn diện của hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân tại địa phương. Định kỳ hàng tháng có kiểm tra, báo cáo đánh giá và công bố kết quả thực hiện.

-   Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phát triển các nền tảng công nghệ số, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn cấp xã; tận dụng, huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa phục vụ chuyển đổi số của địa phương.

II.   NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CHUYỂN ĐỔI SỐ CẤP

1.  Hạ tầng và nền tảng số

-   Phát triển hạ tầng và nền tảng số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, sóng di động mạng 4G/5G được phủ đến 100% các hộ gia đình.

-   Hạ tầng và trang thiết bị CNTT tại UBND xã: Kết nối vào đường truyền số liệu chuyên dùng cấp II; 100% CBCC có máy tính phục vụ công việc.

-   Hội nghị truyền hình trực tuyến: Sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng; Đảm bảo tốc độ internet và thiết bị phục vụ tốt các cuộc họp trực tuyến.

-   Hệ thống Camara an ninh: Lắp đặt camera an ninh trên các trục đường chính; Quản lý camera tập trung tại trụ sở UBND xã và Công an xã.

2.  Chính quyền số

-    Đào tạo, tập huấn: 100% cán bộ, công chức xã, cán bộ thôn được đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số.

-   Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành:

+ 100% cán bộ, công chức xã được cấp và sử dụng thư điện tử công vụ.

+ 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; 100% các văn bản, hồ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định); Các trường học trên địa bàn được kết nối Hệ thống quản văn bản Hồ sơ, công việc (TD-Office) đảm bảo phục vụ công tác điều hành, quản lý.

+ Bảo đảm 100% hồ sơ TTHC tại UBND cấp xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt từ 80%, mức độ 4 đạt từ 55% trở lên.

+ Triển khai kênh thông tin chỉ đạo, điều hành từ cấp ủy và chính quyền cấp xã đến 100% cán bộ cấp thôn, bản thông qua môi trường mạng và ứng dụng trên thiết bị di động.

-   Số hóa: Số hóa dữ liệu, quy trình nghiệp vụ phục vụ cho công tác chuyển đổi số tại UBND cấp xã. Triển khai ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ các hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý và nghiệp vụ của cấp xã như: quản lý tài sản, tài chính - kế toán, nhân lực, nhân sự, báo cáo, tổng hợp...

-   Nền tảng tương tác chính quyền và người dân: Hỗ trợ chính quyền cấp xã giao tiếp, tương tác và tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua công nghệ số.

-   Hệ thống truyền thanh thông minh: Triển khai giải pháp truyền thanh thông minh theo hình hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

-     Phòng giám sát điều hành xã thông minh: Tích hợp dữ liệu của các hệ thống chính quyền điện tử; các hệ thống giám sát và chia sẻ dữ liệu, … để phục vụ cho việc điều hành chính quyền cấp xã, giám sát các dữ liệu phục vụ cho nuôi trồng, sản xuất tại địa phương.

3.  Kinh tế số

-   Truyền thông: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng.

- Chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh: Cung cấp các nền tảng ứng dụng công nghệ số để xây dựng hệ thống HTX số, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước triển khai một số dịch vụ CNTT, công nghệ số cho hộ kinh doanh và người dân thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.

-   Thương mại điện tử: Hỗ trợ quảng bá, tiếp thị, bán sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống và các sản phẩm hàng hóa của xã để mỗi xã thành một siêu thị nông sản phẩm trực tuyến trên môi trường mạng; hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kết nối, đưa hàng hóa, dịch vụ lên các sàn thương mại điện tử.

-   Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Triển khai giải pháp hỗ trợ truy xuất nguồn gốc thông qua việc gắn tem số (bằng QR-Code, ứng dụng công nghệ Blockchain) để tạo niềm tin cho khách hàng.

-   Thanh toán không dùng tiền mặt: Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến.

-   Quảng bá thương hiệu: Ứng dụng công nghệ số để thiết lập kênh thông tin hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu và hình ảnh về hình xã chuyển đổi số, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm nông sản, dịch vụ du lịch của địa phương trên môi trường mạng.

4.  Xã hội số

-   Truyền thông: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển đổi số; Tối thiểu 50% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên môi trường mạng; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp; cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng.

-   Dịch vụ xã hội: Ứng dụng công nghệ số để cung cấp các dịch vụ xã hội phục vụ và hỗ trợ người dân tốt hơn, giúp người dân cảm nhận được sự chuyển đổi trong môi trường mình sinh sống. Tập trung vào một số lĩnh vực sau:

+ Giáo dục số: Các trường được kết nối đường truyền Internet băng thông rộng; có Trang thông tin điện tử; 100% học sinh được tiếp cận dịch vụ Internet và các Kho học liệu trực tuyến; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các nền tảng số để quản lý và đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kết hợp học trên lớp và học trực tuyến; điểm danh thông minh; kết nối phụ huynh với nhà trường thông qua nền tảng số; thanh toán không dùng tiền mặt...

+ Y tế số: Trạm y tế của xã được kết nối hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa với huyện, tỉnh, Trung ương để người dân trong xã được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn; Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở khám chữa bệnh; Phát triển các ứng dụng cung cấp kiến thức phòng bệnh, khám bệnh và chăm sóc sức khỏe để người dân có thể tra cứu thông tin dễ dàng, hiệu quả.

+ Nông nghiệp: Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành cung ứng, phân phối giống cây trồng, vật nuôi, lịch sản xuất...

+ Du lịch: Thông qua ứng dụng công nghệ số để quảng bá, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với địa phương; sử dụng công nghệ mô hình hoá 3D và thực tại ảo tăng cường (AR) gắn với quảng bá và thương mại sản phẩm của địa phương.

-   Cơ bản các hộ gia đình trên địa bàn được phổ cập internet; thúc đẩy người dân trang bị và sử dụng điện thoại thông minh, có tài khoản thanh toán điện tử; thúc đẩy người dân sử dụng các mạng xã hội, các dịch vụ số của Việt Nam, các ứng dụng của chính quyền; hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích người dân thanh toán các các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, học phí,… không dùng tiền mặt.

III.   NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1.  Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

-   Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; nhận thức về tự bảo vệ tính riêng tư cá nhân trên môi trường số cho cán bộ cấp xã, cấp thôn, người dân, hợp tác xã, hộ kinh doanh...

-    Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu về chuyển đổi số; Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đối số với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

-    Hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số cơ bản cho người dân sử dụng các hệ thống chính quyền điện tử, dịch vụ công trực tuyến, tiếp cận thông tin trên nền tảng số và một số ứng dụng thương mại điện tử cho hộ kinh doanh thể, nông hộ, Hợp tác xã.

2.  Hoàn thiện Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số

-   Khảo sát, đánh giá, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT: Mạng LAN, đảm bảo 100% cán bộ công chức, viên chức máy tính làm việc, đường truyền Internet băng rộng, hệ thống giám sát qua camera; thiết lập một số điểm phát wifi công cộng.

-   Số hóa dữ liệu, số hóa các quy trình nghiệp vụ tại UBND cấp xã phục vụ cho quá trình chuyển đổi số.

-   Các hệ thống thông tin phục vụ chính quyền số:

+ Hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền số (Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc; Hệ thống dịch vụ công trực tuyến và Một cửa điện tử; các hệ thống thông tin khác hỗ trợ các hoạt động chỉ đạo, điều hành, tổng hợp, báo cáo, quản lý, nghiệp vụ…).

+ Triển khai Hệ thống truyền thanh thông minh.

+ Hoàn thiện chuẩn Hệ thống Hội nghị trực tuyến.

+ Tổ chức thực hiện các giải pháp, ứng dụng dịch vụ tương tác chính quyền với người dân.

+ Triển khai hệ thống thông tin CSDL tổng hợp cấp xã.

+ Phòng giám sát điều hành xã thông minh: Tích hợp dữ liệu của các hệ thống chính quyền điện tử; các hệ thống giám sát và chia sẻ dữ liệu của huyện và tỉnh… để phục vụ cho việc điều hành chính quyền cấp xã, giám sát các dữ liệu phục vụ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh tại địa phương.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số cho CBCC cấp xã, cấp thôn.

-    Đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin phục vụ chính quyền số các cấp, phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế số và xã hội số.

3.  Chuyển đổi số hướng đến phát triển Kinh tế số

-   Triển khai giải pháp ứng dụng CNTT trong các Hợp tác xã; xây dựng chuyên trang Hợp tác xã số (HTX), tích hợp giải pháp thương mại điện tử cho nông dân/Hội viên HTX/Tổ kinh tế hợp tác.

-    Triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến.

-    Hỗ trợ quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm của địa phương trên môi trường mạng để mỗi xã thành một siêu thị nông sản phẩm trực tuyến trên môi trường mạng:

+ Nghiên cứu, xác định các sản phẩm nông sản, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương để quảng bá, tiếp thị và bán hàng.

+ Xác định các kênh trực tuyến để tiếp cận, quảng bá, cung cấp, phân phối sản phẩm, dịch vụ.

+ Hướng dẫn người dân tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, trên các mạng xã hội.

+ Hướng dẫn người dân sử dụng các phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử.

-    Triển khai giải pháp hỗ trợ truy xuất nguồn gốc thông qua việc gắn tem số (bằng QR-Code, ứng dụng công nghệ Blockchain) đối với các sản phẩm đặc trưng của địa phương để tạo niềm tin cho khách hàng; thiết lập kênh thông tin hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu của xã, huyện.

4.  Chuyển đổi số hướng đến xây dựng và phát triển xã hội số

-   Triển khai hệ thống cáp quang đến tận thôn, bản; đẩy mạnh nâng cao tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh của người dân; thúc đẩy phổ cập internet tới hộ gia đình.

-   Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành cung ứng, phân phối giống cây trồng, vật nuôi, lịch sản xuất...

-   Triển khai công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, bao gồm: Truy cập và sử dụng Internet, khai thác thông tin trên trang thông tin điện tử của chính quyền, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp; cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin cá nhân khi giao dịch trên mạng...

-   Tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ thôn.

-    Xây dựng Trang thông tin điện tử và tích hợp các Kho học liệu trực tuyến cho các trường học; kết nối đường truyền Internet băng thông rộng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các nền tảng số (Học bạ điện tử, các khóa học trực tuyến, …) để quản lý và đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học.

-   Triển khai hoạt động khám chữa bệnh từ xa kết nối trạm y tế cấp xã với các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh; Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh; Phát triển các ứng dụng cung cấp kiến thức phòng bệnh, khám bệnh và chăm sóc sức khỏe để người dân có thể tra cứu thông tin dễ dàng, hiệu quả.

-   Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành cung ứng, phân phối giống cây trồng, vật nuôi, lịch sản xuất...; hỗ trợ quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất


nông nghiệp, xây dựng mô hình chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển các mô hình, trang trại nông nghiệp, xây dựng hệ thống thông tin ẩm thực, du lịch xanh, sinh thái xanh (nếu có).

-    Quảng bá du lịch nông thôn, các khu du lịch bằng công nghệ hình hoá 3D gắn với quảng bá và thương mại sản phẩm của địa phương để thu hút du khách trong và ngoài nước đến với địa phương.

-    Xây dựng các tài liệu tuyên truyền (các ấn phẩm, tờ rơi, video clip...) về xã hội số, chuyển đổi số cho người dân.

IV.   LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Thực hiện Kế hoạch số 85/KH – UBND ngày 16/5/2022 của UBND huyện Hoằng Hóa về chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, xã Hoằng Phong thực hiện chuyển đổi số trong năm 2023.

V.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Công chức Văn hóa hội

-    Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn xã giai đoạn 2022 – 2025 để triển khai thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã.

-    Tích cực, chủ động tuyên truyền thay đổi nhận thức, thói quen làm việc và nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức để tiếp cận  và ứng dụng công nghệ số trong hình mới; tuyên truyền, phổ biến đến người dân trong địa phương hiểu được ý nghĩa của việc triển khai hình xây dựng chuyển đổi số.

-   Huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

-   Xây dựng dự toán kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

-   Hàng tháng báo cáo kết quả triển khai thực hiện về UBND huyện (qua phòng Văn hóa và Thông tin) để theo dõi, chỉ đạo.


2.  Công chức Văn phòng thống kê

-    Cùng chủ trì với công chức văn hóa xã hội hướng dẫn các thôn tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các ban ngành, đoàn thể trong xã triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.

-    Thường xuyên rà soát, tổng hợp ý kiến phản ánh của người dân về UBND xã trong quá trình thực hiện, kịp thời tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện việc chuyển đổi số trên địa bàn xã;

-    Triển khai các hệ thống nền tảng xây dựng Chính quyền số, các dịch vụ xây dựng Chính quyền số liên quan, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

3. Công chức Địa chính Nông nghiệp

            Đấu mối, phối hợp với các Ban, Ngành cấp huyện có liên quan tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng số cho người dân về lĩnh vực nông nghiệp trong thực hiện chuyển đổi số, đưa các sản phẩm nông nghiệp của địa phương lên sàn thương mại điện tử.

            4. Đề nghị MTTQ và các đoàn thể

            Tuyên truyền kế hoạch chuyển đổi số đến cán bộ, hội viên các đoàn thể, huy động sự tham gia của toàn bộ hội viên các đoàn thể và người dân tham gia trong quá trình chuyển đổi số.

5.  Công chức Tài chính kế toán

        Căn cứ kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn xã giai đoạn 2022 – 2025 bố  trí nguồn kinh phí để triển khai kế hoạch.

Trên đây là nội dung Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn Hoằng Phong giai đoạn 2022-2025 đề nghị các ban ngành, đoàn thể có liên quan, công chức UBND xã nghiêm túc triển khai thực hiện.

 

Nơi nhận:

CHỦ TCH

-  UBND huyện (B/c);

-  Thường trực Đảng ủy, HĐND (B/c);

-  MTTQ và các đoàn thể (P/h);

-  Lưu: VT.

 

 

 

Nguyễn Sỹ Hiệp

 


 

 

 

 

 

 

 KH chuyển đổi số 2.docx