LỢI ÍCH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Đăng lúc: 08:00:00 01/01/1970 (GMT+7)

THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

1.     Khái niệm:

          Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán thông qua các phương tiện khác không phải tiền mặt như tài sản, chứng chỉ có giá trị tương đương. Nghĩa là người tiêu dùng có thể sử dụng các giấy tờ có giá (chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi…), tài sản hữu hình (không phải vàng, bạc) hoặc sử dụng công cụ để thanh toán, nhưng chủ yếu thông qua các tổ chức tín dụng thay vì người tiêu dùng và người bán trực tiếp trao đổi với nhau hiện nay.

2.     Mục đích, ý nghĩa:

 Bản chất của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) chính là hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, giảm thiểu chi phí xã hội. Hoạt động này sẽ trực tiếp làm giảm số lượng tiền mặt đang được lưu hành trên thị trường hàng hóa bằng cách khuyến khích từng người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt.

Người tiêu dùng có thể sử dụng các dịch vụ thu chi, thẻ ngân hàng, thanh toán trực tuyến mà không làm thay đổi giá trị tiền mặt tương đương. Có sự xuất hiện của tiền mặt hay không chính là sự khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt.

Hoạt động này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người tiêu dùng, người bán hàng, tổ chức tín dụng (chủ yếu là ngân hàng) và tổng thể nền kinh tế.

Cụ thể: Đối với cá nhân

- Nhanh chóng, an toàn: Nhanh chóng thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch ở xa. An toàn vì tránh được các rủi ro mang tiền mặt như mất cắp; an toàn vì tránh được các rủi ro vật lý như rách, mất góc không thể sử dụng.

 - Chính xác: Chính xác số tiền cần thanh toán, nhất là khi phải trả các khoản lớn, số lẻ.

- Tiết kiệm: Người tiêu dùng có thể nhận nhiều khuyến mãi từ người bán cũng như ngân hàng hơn. Thường xuyên được giảm giá khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng, các chương trình khuyến mãi sẽ được người bán liên tục “tung” ra thị trường để khuyến khích tiêu dùng.

Đối với tổng thể kinh tế

 - Giảm chi phí xã hội: Giảm chi phí in ấn tiền, vận chuyển và kiểm đếm hay bảo quản tiền.

- Giảm lạm phát: Số lượng tiền mặt lưu thông là một yếu tố tác động trực tiếp tới lạm phát.

- Góp phần thiết thực phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố...

3. Thực trạng sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay

Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã và đang có những chuyển biến ban đầu đáng ghi nhận, đặc biệt là từ năm 2018 đến nay.Tính đến nay, số lượng giao dịch tài chính qua kênh internet đạt hơn 200 triệu giao dịch, giá trị hơn 10 triệu tỷ đồng (tăng 51,8% so với cùng kỳ năm 2018). Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng tiếp tục tăng; nhiều tính năng, tiện ích đã được tích hợp vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, các ngân hàng cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, độ an toàn, bảo mật trong thanh toán thẻ.

          thanh toán không dùng tiền mặt với nhiều tiện ích đãngày càng phát tri ển mạnh mẽ và phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, tiền mặt vẫn đang chiếm ưu thế, tới gần 80% giao dịch, tức là tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ chiếm khoảng hơn 20%, thấp so với mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là đến năm 2020 này, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt phải chiếm hơn 30% trên tổng giá trị thanh toán thương mại trong tiêu dùng tại Việt Nam.

Theo đó , việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế còn gặp những trở ngại do thói quen , tâm lý của người dân, cơ sở hạ tầng và sự kết nối, tích hơp̣ giữa đơn vị cung ứng dịch vu ̣với các hệ thống thanh toán tạo cơ sở để triển khai các sản phẩm, dịch vu ̣thanh toán còn nhiều hạn chế. Sự thiếu đồng bộ giữa các trung gian thanh toán và các đơn vị cung ứng hàng hóa , dịch vu ̣cũng đang là rào cản khiến cho người tiêu dùng chưa sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó , mặc dù số lươṇg người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng đã tăng mạnh (từ khoảng 30% năm 2015 lên trên 60% năm 2019) song tại các khu vực vùng sâu , vùng xa thì điều kiện tiếp cận với dịch vu ̣ngân hàng của người dân vâñ còn khá hạn chế.

Tuy nhiên, chỉ có nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý là chưa đủ, việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt cũng như sự thành công của Đề án đang triển khai phụ thuộc một phần rất lớn vào ý thức của từng người dân, từng doanh nghiêp, trong việc hy sinh lợi ích riêng trước mắt của mình, để hướng đến lợi ích chung xa hơn của toàn xã hội, góp phần giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông và sử dụng nhiều hơn các dịch vụ thanh toán điện tử trong hoạt động kinh doanh và sản xuất, sinh hoạt.

                                                                                 BAN  VH-TT